- Cơ quan giải quyết: Công ty Điện lực Lạng Sơn
- Lĩnh vực: DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN MỚI
- Thủ tục: Cấp điện mới từ lưới điện trung áp
+ Tiếp nhận yêu cầu, khảo sát hiện trường, thỏa thuận đấu nối: Khách hàng liên hệ Điện lực để gửi đề nghị mua điện (thông qua các hình thức như: đến quầy giao dịch Điện lực, quầy giao dịch trung tâm Hành chính công, email, điện thoại tổng đài chăm sóc khách hàng 19006769, trang Web chăm sóc khách hàng cskh.npc.com.vn); Nhân viên Điện lực (tại Trung tâm Hành chính công hoặc tại Điện lực) tiếp nhận hồ sơ mua điện, kiểm tra hồ sơ, thông báo cho khách hàng hồ sơ còn thiếu (nếu có), viết phiếu hẹn xác nhận đã nhận hồ sơ từ khách hàng và hẹn ngày đến khảo sát.
Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, CTĐL/ĐL tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đề nghị cấp điện của khách hàng đến đơn vị giải quyết theo phân cấp. Đơn vị có thẩm quyền giải quyết phải có trách nhiệm liên hệ với khách hàng để hướng dẫn và thực hiện quá trình cấp điện.
Điện lực hẹn khách hàng thời gian và tiến hành khảo sát;
Điện lực thực hiện khảo sát, xem xét thỏa thuận vị trí điểm đấu nối sau khi khảo sát và nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị đấu nối.
+ Xác nhận sự phù hợp quy hoạch Điện: Khách hàng thực hiện với Sở Công thương (nếu công suất chỉ đến 2000kVA thì bỏ qua bước này).
+ Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện và Cấp phép thi công xây dựng công trình điện: Khách hàng thực hiện với Sở Xây dựng/Sở giao thông công chính/UBND các cấp theo thẩm quyền.
+ Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường: Khách hàng thực hiện với Cơ quản quản lý môi trường.
+ Thi công xây dựng công trình điện: Khách hàng thực hiện.
+ Ký kết HĐMBĐ, nghiệm thu và đóng điện:
Khi hoàn thành công trình, khách hàng thành mời Hội đồng nghiệm thu công trình, thành phần có Đơn vị điện lực tham gia.
Khi công trình đủ điều kiện đóng điện, Điện lực thực hiện việc treo tháo công tơ, ký HĐMBĐ và đóng điện cho khách hàng.
- Giấy đề nghị mua điện: Theo mẫu của Điện lực.
- Giấy tờ tùy thân (cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức), là một trong những loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Giấy chứng minh công an nhân dân; Giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân; Thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu hoặc Giấy xác nhận nhân thân của công an phường, xã (có ảnh đóng dấu giáp lai).
- Giấy tờ xác định chủ thể HĐMBĐ): là một trong các loại giấy tờ có tên của Tổ chức/cá nhân tại địa điểm mua điện sau: Hộ khẩu thường trú; sổ tạm trú; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.
- Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện: là một trong những loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị; Biên bản khảo sát cấp điện của Điện lực/Công ty Điện lực; Thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ http://www.dangkykinhdoanh.gov.vn.
Theo thông báo số 151/TB-STC ngày 20/10/2018 về “đơn giá các loại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” của Sở Tài chính.
Các khoản chi phí do Đơn vị điện lực đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt, các khoản thuế và phí theo quy định của Nhà nước để lắp đặt nhánh rẽ từ lưới điện hạ áp đến công tơ và aptomat bảo vệ công tơ.
Các khoản chi phí do khách hàng đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt dây dẫn điện từ sau công tơ vào địa điểm sử dụng điện của khách hàng (trừ áp tô mát bảo vệ công tơ). Trường hợp thuê Đơn vị điện lực thực hiện sẽ bao gồm cả thuế và phí theo quy định của Nhà nước.
Không
01 bộ