CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

THỐNG KÊ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG

Tên thủ tục Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm
Lĩnh vực Tài nguyên nước
Cơ quan thực hiện


- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn, Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố có liên quan.


Cách thức thực hiện


Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước


Đối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Trình tự thực hiện


1. Tiếp nhận hồ sơ



a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường (gọi tắt là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).



b) Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.



- Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;



- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này;



c) Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02 tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định này và phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định này;



2. Chuyển hồ sơ



a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, công chức lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu số 04 tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định này;



b) Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan giải quyết (Phòng Tài nguyên nước). Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.



3. Giải quyết hồ sơ



Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan giải quyết phân công cán bộ, công chức giải quyết như sau:



a) Trường hợp không phải thẩm tra, xác minh hồ sơ tại thực địa: Công chức thẩm định, báo cáo Lãnh đạo Phòng để trình Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh xem xét quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;



b) Trường hợp phải thẩm tra, xác minh hồ sơ tại thực địa: Công chức báo cáo Lãnh đạo Phòng phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực hiện. Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại cơ quan giải quyết;



Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Công chức thẩm định, báo cáo Lãnh đạo Phòng để trình Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh xem xét quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;



Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: Công chức báo cáo Lãnh đạo Phòng để trình Lãnh đạo Sở trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian mà cơ quan, tổ chức đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ;



c) Các hồ sơ quy định tại Điểm a, b Khoản này sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, công chức báo cáo Lãnh đạo Phòng để trình Lãnh đạo Sở trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định;



d) Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả.



4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ



Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có) và thực hiện như sau:



a) Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có);



b) Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan giải quyết hồ sơ và văn bản xin lỗi của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (nếu là lỗi của công chức khi tiếp nhận hồ sơ);



c) Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ;



d) Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần sau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan làm quá hạn giải quyết cho cá nhân, tổ chức;



đ) Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả;



e) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.


Thời hạn giải quyết


Thời hạn giải quyết 24,5 ngày làm việc (không kể thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Phí

Thu theo Quyết định số 39 /2017/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn Về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án,  báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

 

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm: 400.000 đồng/01 đề án, báo cáo

 

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 1.400.000 đồng/01 đề án, báo cáo

 

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 3.400.000 đồng/01 đề án, báo cáo

 

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 6.000.000 đồng/01 đề án, báo cáo

 

Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh áp dụng mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu theo quy định nêu trên

 

 

Lệ Phí

Thu theo Quyết định số 39 /2017/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn Về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án,  báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

 

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm: 400.000 đồng/01 đề án, báo cáo

 

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 1.400.000 đồng/01 đề án, báo cáo

 

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 3.400.000 đồng/01 đề án, báo cáo

 

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 6.000.000 đồng/01 đề án, báo cáo

 

Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh áp dụng mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu theo quy định nêu trên

 

 

Thành phần hồ sơ


1. Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung Giấy phép thăm dò nước dưới đất (Mẫu số 02 - Mẫu giấy tờ số 04). 2. Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong Giấy phép (Mẫu số 24 - Mẫu giấy tờ số 04) 3. Bản sao Giấy phép đã được cấp. 4. Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập đề án, báo cáo đó theo quy định tại Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và Môi trường và Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT (01 bản).


Số lượng bộ hồ sơ 02 bộ
Yêu cầu - điều kiện


Điều kiện gia hạn Giấy phép tài nguyên nước Việc gia hạn Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 201/2013/NĐ-CP) và các điều kiện sau đây: a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày. b) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến Giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp. c) Tại thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước. Điều kiện điều chỉnh nội dung Giấy phép tài nguyên nước a) Các trường hợp điều chỉnh Giấy phép thăm dò nước dưới đất: - Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm dò đã được phê duyệt; - Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thủy văn thực tế và cấu trúc địa chất thủy văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt; - Khối lượng hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt. b) Các trường hợp điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước: - Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường; - Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước; - Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước; - Khai thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; - Lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép; - Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép khác với quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này. c) Các trường hợp điều chỉnh Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: - Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải; - Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục; - Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước; - Do chuyển đổi chức năng nguồn nước; - Chủ Giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này. d) Các nội dung trong Giấy phép không được điều chỉnh: - Nguồn nước khai thác, sử dụng; nguồn nước tiếp nhận nước thải; - Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong Giấy phép đã được cấp; - Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong Giấy phép đã được cấp; - Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong Giấy phép xả nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ Giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn. Trường hợp cần điều chỉnh nội dung quy định tại Khoản này, chủ Giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mới. đ) Trường hợp chủ Giấy phép đề nghị điều chỉnh Giấy phép thì chủ Giấy phép phải lập hồ sơ điều chỉnh Giấy phép theo quy định của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP; trường hợp cơ quan cấp phép điều chỉnh Giấy phép thì cơ quan cấp phép phải thông báo cho chủ Giấy phép biết trước ít nhất chín mươi (90) ngày.


Căn cứ pháp lý


Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước; Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ, Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; Căn cứ Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Căn cứ Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép tài nguyên nước; Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất; Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tài nguyên nước; Căn cứ Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và giao trách nhiệm ban hành quyết định thực hiện tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 23/3/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tỉnh Lạng Sơn; Căn cứ Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi Điều 4 của Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc quy định chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn;


Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong Giấy phép Tải về
  • Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung Giấy phép thăm dò nước dưới đất Tải về

Kết quả thực hiện


Giấy phép