Một phần  Cấp giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Ký hiệu thủ tục: 2.000980.000.00.00.H37
Lượt xem: 476
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Sở Y tế

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Khám, chữa bệnh
Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp bộ phận một cửa của Sở Y tế tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn hoặc qua đường bưu điện

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


Không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.


Ðối tượng thực hiện Cá nhân
Kết quả thực hiện


Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền



 



 



 


Lệ phí


Không


Phí


2.500.000



 



 



 


Căn cứ pháp lý


1. Luật khám bệnh, chữa bệnh



2. Luật dược



3. Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;



4. Căn cứ Quyết định số 39/2007/QĐ-BYT ngày 12/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”;



5. Thông tư 278/TT-BTC quy định thu phí


- Ngư­ời đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định về Sở Y tế nơi c­ư trú.

- Sở Y tế cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền theo mẫu số 01 Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận để sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà người đề nghị cấp Giấy chứng nhận không sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận không còn giá trị. Người đề nghị phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.

- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó cư trú để xin ý kiến.

- Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Y tế, Hội Đông y tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản trả lời theo Mẫu số 03 Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP

- Sau khi nhận được văn bản trả lời của Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong thời gian 10 ngày Sở Y có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản họp Hội đồng thẩm định, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 06 Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP hoặc ban hành văn bản về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do từ chối

 

- Thành phần hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ cấp mới:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

2. Bản thuyết minh về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền theo Mẫu số 02 Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP

3. Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn theo mẫu quy định;

4. Hai ảnh 4 x 6 cm, ảnh màu, nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

File mẫu:

  • Bản thuyết minh về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền Tải về In ấn
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền Tải về In ấn

Điều 5. Quyết định số 39/2007/QĐ-BYT ngày 12/11/2007  Phạm vi sử dụng của “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.

1. Người có bài thuốc gia truyền được đăng ký hành nghề tại địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) cấp giấy chứng nhận và chỉ được đăng ký một trong hai hình thức hành nghề sau:

a)  Khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.

b) Sản xuất, kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền. Trường hợp sản xuất, kinh doanh bài thuốc gia truyền thì phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Y tế.

2. Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, không được chuyển nhượng, mua bán hoặc cho thuê.

3. Người có bài thuốc gia truyền chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.