CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

THỐNG KÊ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG

Tên thủ tục Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm
Lĩnh vực Tài nguyên nước
Địa chỉ tiếp nhận
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (phố Dã Tượng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn).

- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường (Số 5 Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn).

Cách thức thực hiện

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp;

- Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.langson.gov.vn

Đối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Trình tự thực hiện

- Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công đến Bộ phận Một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp địa phương chưa thành lập Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công), sau đây gọi tắt là Bộ phận Một cửa.

- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Bộ phận Một cửa có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ phận Một cửa trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ phận Một cửa chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định.

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp phép:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi thông báo nộp phí thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thẩm định hồ sơ; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối với công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi thì Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi về tác động của việc khai thác nước dưới đất của công trình đề nghị cấp phép đến an toàn công trình thủy lợi.

+ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo rõ lý do bằng văn bản.

+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án.

Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án không tính vào thời gian thẩm định đề án. Thời gian thẩm định sau khi đề án được bổ sung hoàn chỉnh là 24 ngày.

+ Trường hợp phải lập lại đề án, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

 

Thời hạn giải quyết

45 ngày

- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận Một cửa có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Thời hạn thẩm định đề án: Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án.

- Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án không tính vào thời gian thẩm định đề án. Thời gian thẩm định sau khi đề án được bổ sung hoàn chỉnh là 24 ngày.

 

Phí

STT

Nội dung các khoản thu

Mức thu phí

1

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm.

1.000.000 đồng/01 đề án, báo cáo

2

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm

2.000.000 đồng/01 đề án, báo cáo

3

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm

2.600.000 đồng/01 đề án, báo cáo

4

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm

6.000.000 đồng/01 đề án, báo cáo

5

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép

Mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu theo quy định nêu trên.

 

Lệ Phí

Không

Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu 01, Phụ lục I Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.

- Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên theo Mẫu 35, Phụ lục I Nghị định số 54/2024/NĐ-CP; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm theo Mẫu 36, Phụ lục I Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.

 

Số lượng bộ hồ sơ 02 bộ
Yêu cầu - điều kiện

- Có phương án thi công các hạng mục thăm dò nước dưới đất đáp ứng yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất và phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật Tài nguyên nước;

- Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án đầy đủ, chính xác.

 

Căn cứ pháp lý

- Luật Tài nguyên nước năm 2023.

- Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

 

Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất Tải về In ấn
  • Thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm Tải về In ấn
  • Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên Tải về In ấn

Kết quả thực hiện

Kết quả của thủ tục Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000m3/ngày đêm theo Mẫu 19 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.