CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

THỐNG KÊ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG

Tên thủ tục Đóng cửa mỏ khoáng sản
Lĩnh vực Địa chất và khoáng sản
Cơ quan thực hiện


- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường. - Cơ quan phối hợp: Chi cục Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện.


Cách thức thực hiện


- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến. - Trả kết quả thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện.


Đối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Trình tự thực hiện


1. Tiếp nhận hồ sơ



a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời gian là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thông báo thông tin về phiên đấu giá.



b) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp:



- Hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.



- Văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ.



- Hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần



2. Chuyển hồ sơ



a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.



b) Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho Phòng chuyên môn giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.



3. Giải quyết hồ sơ



a) Thẩm định đề án đóng cửa mỏ:



- Kể từ ngày nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Phòng chuyên môn có trách nhiệm xem xét hồ sơ; tham mưu lấy ý kiến nhận xét, phản biện của thành viên Hội đồng; mời đại diện thành viên Hội đồng tham gia kiểm tra thực địa (trong trường hợp cần thiết). Trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân được gửi lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung đề án đóng cửa mỏ và các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn nêu trên, nếu không có văn bản trả lời coi như đã đồng ý.



- Kể từ ngày nhận được ý kiến nhận xét, phản biện và cơ quan liên quan, Phòng chuyên môn tổng hợp ý kiến góp ý, lập tờ trình, tham mưu báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định để tổ chức phiên họp Hội đồng.



-  Kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng quyết định thời điểm tổ chức phiên họp Hội đồng.



- Kể từ ngày kết thúc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoàn thành Biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, hoàn chỉnh hoặc chưa thông qua đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, Phòng chuyên môn tham mưu thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ, trong đó nêu rõ lý do phải hổ sung, hoàn chỉnh hoặc chưa thông qua đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, kèm theo Biên bản họp Hội đồng thẩm định.



Thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định.



b) Trình phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản:



- Trường hợp đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được Hội đồng thẩm định thông qua hoặc nhận được văn bản bổ sung, hoàn chỉnh đề án của tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ (nếu có), Phòng chuyên môn tham mưu trình hồ sơ phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;



- Kể từ ngày nhận được Tờ trình, kèm theo hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản ban hành quyết định phê duyệt đề án; trường hợp không phê duyệt đề án, phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.



c) Trả kết quả phê duyệt đề án đóng cửa mỏ: Kể từ khi nhận được quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, Bộ phận tiếp nhận và trả kết thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định.



d) Tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt: Thời gian căn cứ vào nội dung đề án đóng cửa mỏ được phê duyệt và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính.



đ) Nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản: Kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, Phòng chuyên môn tham mưu chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xác nhận, hoàn trả tiền ký quỹ phục hồi môi trường, cơ quan khác có liên quan tổ chức kiểm tra thực địa để xác minh kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.



e) Trình đóng cửa mỏ:



- Kể từ khi kết thúc kiểm tra thực địa về kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, Phòng chuyên môn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.



- Kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan UBND tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, trường hợp không đồng ý ban hành quyết định thì phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.



4. Trả kết quả



 Phòng chuyên môn chất nhận kết quả từ UBND tỉnh và chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo  tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đến nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.



 


Thời hạn giải quyết


1. Thời hạn không quá 65 ngày làm việc


Phí

không

Lệ Phí

Không quy định

Thành phần hồ sơ


1. Bản chính: a) Đơn đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 21 - Mẫu giấy tờ số 03); b) Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 02 - Mẫu giấy tờ số 03); c) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ (Phụ lục số 02 Mẫu số 32 - Mẫu giấy tờ số 03); d) Báo cáo tình hình thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường đến thời điểm đóng cửa mỏ. 2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: a) Giấy phép khai thác khoáng sản; b) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, kèm theo quyết định phê duyệt; c) Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định gồm: - Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; - Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; - Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; - Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra (quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản) tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ.


Số lượng bộ hồ sơ 01 bộ
Yêu cầu - điều kiện


1. Điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 Luật Khoáng sản năm 2010 hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản năm 2010 thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản năm 2010; b) Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản; c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản. 2. Điều kiện của hộ kinh doanh được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò; b) Có đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ và phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản; c) Diện tích khu vực đề nghị thăm dò không quá 01 ha.


Căn cứ pháp lý


Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; Căn cứ Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 16/2014/TT-BTNMT ngày 14/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Căn cứ Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản; Thông tư số 51/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung một số điều Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT; Căn cứ Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và giao trách nhiệm ban hành quyết định thực hiện tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 23/3/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tỉnh Lạng Sơn; Căn cứ Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi tr¬¬ường tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 của UBND tỉnh về việc sửa đổi Điều 4 Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND, ngày 28/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Trên cơ sở Thông báo số 137/TB-SNV ngày 11/6/2018 của Sở Nội vụ, kết quả thẩm định quy định thực hiện cơ chế một cửa đối với thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước và lĩnh vực Địa chất và Khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường;


Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • Đơn đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản Tải về
  • Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản Tải về
  • Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản Tải về

Kết quả thực hiện


Quyết định phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản và Quyết định về việc đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.