Một phần  Phê duyệt Danh mục đề án khuyến công

Ký hiệu thủ tục: 1.007913.000.00.00.H37
Lượt xem: 173
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả: UBND cấp huyện

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp huyện, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn.

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Công nghiệp địa phương
Cách thức thực hiện

 

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp.

- Thực hiện trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích.

- Không thực hiện qua Bộ phận Một cửa.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết



- Các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công gửi UBND cấp huyện chậm nhất vào ngày 30/6 của năm trước năm kế hoạch; - Sở Công Thương tổng hợp danh mục đề án khuyến công trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước 30/11 của năm trước năm kế hoạch.



Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện
Lệ phí


Không

Phí


Không

Căn cứ pháp lý


 



- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công



- Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP;



- Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;



- Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.



 - Quyết định số 60/2018/QĐ-UBND ngày 03/12/2018 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND.



Bước 1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được hỗ trợ kinh phí khuyến công tỉnh, chậm nhất vào ngày 30/6 của năm trước năm kế hoạch, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công gửi trực tiếp tại UBND cấp huyện (qua Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện).

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày Lễ, Tết).

Bước 2. Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, tổng hợp danh sách, lập văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công kèm theo các hồ sơ gửi Sở Công Thương (qua Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp) trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bước 3. Trên cơ sở văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công của Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện nơi thực hiện đề án; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp lựa chọn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ và lập các đề án khuyến công (theo mẫu Phụ lục II); tổng hợp, xây dựng tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công gửi Sở Công Thương để thẩm định.

Đối với đề án do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp lập mà không có đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng cụ thể thì không phải nộp hồ sơ.

Bước 4. Sở Công Thương căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung quy định tại Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 60/2018/QĐ-UBND ngày 03/12/2018 của UBND tỉnh lạng Sơn về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn và các văn bản hiện hành, tiến hành thẩm định các đề án khuyến công địa phương, tổng hợp Danh mục đề án khuyến công trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30/11 của năm trước năm kế hoạch.

- Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai đề án, nhiệm vụ khuyến công, các đơn vị thực hiện đề án khuyến công có văn bản gửi Sở Công Thương trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai đề án khuyến công.

- Trên cơ sở đề nghị điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai đề án của các đơn vị thực hiện đề án khuyến công, Sở Công Thương xem xét phê duyệt hoặc trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, cụ thể như sau:

+ Sở Công Thương phê duyệt các đề nghị điều chỉnh: thay đổi địa điểm, đơn vị thụ hưởng, đơn vị phối hợp, thời gian (trong năm tài chính) thực hiện đề án; các điều chỉnh không làm tăng tổng mức kinh phí hỗ trợ đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.

+ Sở Công Thương trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với các đề nghị điều chỉnh: tăng tổng mức kinh phí hỗ trợ, thay đổi nội dung của đề án khuyến công; các đề nghị bổ sung thực hiện mới đề án khuyến công hoặc ngừng triển khai thực hiện đề án khuyến công.

- Đối với các đề án khuyến công có sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện hoặc không đáp ứng được yêu cầu, Sở Công Thương xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt ngừng thực hiện.

Bước 5. Sau khi có Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Công Thương gửi kết quả qua đường bưu điện cho cá nhân, tổ chức có tên trong danh sách.

 

- Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công tại UBND cấp huyện (qua phòng Kinh tế thành phố, phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện) bao gồm:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công (theo mẫu phụ lục I);

+ Dự án hoặc phương án đầu tư sản xuất kinh doanh trong các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, k, l, m, n, o, Khoản 2, Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn, cụ thể như sau:

 Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới trên địa bàn cấp huyện;

 Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị (đơn chiếc hoặc cụm thiết bị hoặc nhóm thiết bị cùng loại);

 Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp (sau khi cơ sở công nghiệp nông thôn đã hoàn thành việc đầu tư);

 Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp;

 Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp;

 Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, bao gồm: san lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước tại các cụm công nghiệp;

+ Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hay quyết định công nhận, thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp; các văn bản kèm theo khác (nếu có) như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Sau khi được lựa chọn, các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, bao gồm:

+ Đề án khuyến công (theo mẫu Phụ lục II).

File mẫu:

Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: - Đối tượng, ngành nghề và nội dung chi, mức chi phù hợp với quy định tại Điều 2, Điều 4, Điều 7 và Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn. - Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 7 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương, cụ thể như sau: + Tổ chức, cá nhân đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ); + Cam kết của tổ chức, cá nhân thực hiện đề án khuyến công chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung chi được kinh phí khuyến công hỗ trợ. - Có đề án khả thi, phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp và các Quy hoạch phát triển ngành của tỉnh; được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.