Một phần  Nhập quốc tịch Việt Nam

Ký hiệu thủ tục: 2.002039.000.00.00.H37
Lượt xem: 727
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: phố Dã Tượng, Phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp. Địa chỉ: 623, đường Bà Triệu, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Quốc Tịch
Cách thức thực hiện

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.langson.gov.vn/

- Không thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


38 ngày


Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện
Lệ phí


Không


Phí


không


Căn cứ pháp lý


- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.



- Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020.



- Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020.



- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.



 


1. Tiếp nhận hồ sơ

a) Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cụ thể để cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ  (Mẫu số 01 Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ  theo Phụ lục 1); thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết;

- Nếu hồ sơ đủ theo quy định thì làm thủ tục nhận hồ sơ, cụ thể như sau: Vào Sổ theo dõi hồ sơ  (mẫu số 02  theo Phụ lục 1)  và phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả  (mẫu số 03 theo Phụ lục 1), ký nhận gửi cá nhân.

2. Chuyển hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04  theo Phụ lục 1), sau đó chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp thực hiện:

a) Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết, báo cáo lãnh đạo Sở trả lại hồ sơ  kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung.

b) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì báo cáo lãnh đạo Sở trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ.

c) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trình Lãnh đạo Sở xem xét:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh để đề xuất với Bộ Tư pháp xem xét  hồ sơ và trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Sau khi nhận được Thông báo của Bộ Tư pháp về Quyết định cho phép nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước;

 a) Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp dự thảo văn bản trình lãnh đạo Sở thông báo cho Phòng Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người được nhập quốc tịch Việt Nam (nếu đăng ký khai sinh trong nước), hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh;

b) Văn thư vào sổ văn bản đi và chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

c) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm trả kết quả cho cá nhân. 

1. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (Mẫu số 02 theo Phụ lục 2);

2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

3. Tờ khai lý lịch (Mẫu số 08 theo Phụ lục 2);

4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

5. Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (gồm một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp). Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP (biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó) để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

6. Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (Bản sao Thẻ thường trú);

7. Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

8. Trường hợp con chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam cùng cha mẹ thì phải nộp Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con

File mẫu:

Không