Toàn trình  Trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước

Ký hiệu thủ tục: 2.002038.000.00.00.H37
Lượt xem: 934
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: phố Dã Tượng, Phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp. Địa chỉ: 623, đường Bà Triệu, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Quốc Tịch
Cách thức thực hiện

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.langson.gov.vn/

- Không thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


24 ngày


Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện
Lệ phí


Không


Phí


Không


Căn cứ pháp lý


- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.



- Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020.



- Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020.



- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.



 


1. Tiếp nhận hồ sơ

a) Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cụ thể để cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ (Mẫu số 01 Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ  theo Phụ lục 1); thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết;

- Nếu hồ sơ đủ theo quy định thì làm thủ tục nhận hồ sơ, cụ thể như sau: Vào Sổ theo dõi hồ sơ (Mẫu số 02  theo Phụ lục 1)  và phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu số 03 theo Phụ lục 1), ký nhận gửi cá nhân.

2. Chuyển hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ , sau đó chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Mẫu số 04  theo Phụ lục 1).

3. Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp thực hiện:

a) Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết, báo cáo lãnh đạo Sở trả lại hồ sơ  kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung.

b) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì báo cáo lãnh đạo Sở trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ.

c) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trình Lãnh đạo Sở Tư pháp xem xét:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam (trong thời gian đợi kết quả xác minh cơ quan Công an tỉnh).

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh để đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp từ chối thì có văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Sau khi nhận được Thông báo của Bộ Tư pháp về Quyết định cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước.

a) Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp ra văn bản trình lãnh đạo thông báo cho Phòng Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người được trở lại quốc tịch Việt Nam (nếu đăng ký khai sinh trong nước), hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh;

b) Văn thư vào sổ văn bản đi và chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

c) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm trả kết quả cho cá nhân. 

1. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (Mẫu số 03 theo Phụ lục 2);

2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

3. Tờ khai lý lịch (Mẫu 08 theo Phụ lục 2);

4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

5. Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó);

6. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam).

7. Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

File mẫu:

Không