Toàn trình  Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

Ký hiệu thủ tục: 2.001547.000.00.00.H37
Lượt xem: 505
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: phố Dã Tượng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Số 21 đường Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Hóa Chất
Cách thức thực hiện

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp.

- Tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.langson.gov.vn.

- Thực hiện trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


- 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính (theo Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 21/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh).



- 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính.


Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện



Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp



Lệ phí


Đối với cấp mới: 1.200.000 đồng/01 Giấy chứng nhận



Đối với cấp lại, điều chỉnh: 600.000 đồng/01 Giấy chứng nhận


Phí


Đối với cấp mới: 1.200.000 đồng/01 Giấy chứng nhận



Đối với cấp lại, điều chỉnh: 600.000 đồng/01 Giấy chứng nhận


Căn cứ pháp lý


- Luật Hóa chất năm 2007.



- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.



- Nghị định 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.



- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017



của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất[1].







[1]Phần chữ in nghiêng là văn bản quy phạm pháp luật quy định sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính.





 


- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất;

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận;

- Trong thời hạn 6 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuấtcó trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuấtphải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

 

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất

+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 113/2017/NĐ-CP;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; +Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc Xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;

+ Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

+ Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

+ Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;

+ Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;

+ Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;

+ Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;

+ Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.

File mẫu:

Điều kiện sản xuất: - Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề sản xuất hóa chất; - Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP; - Diện tích, nhà xưởng, kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Cở sở sản xuất có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế, đảm bảo các công đoạn sản xuất, đáp ứng yêu cầu công nghệ; - Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất; - Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.