Thông tin | Nội dung | |
---|---|---|
Cơ quan thực hiện |
- Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: phố Dã Tượng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn. Địa chỉ: Số 118 đường Ba Sơn, thôn Đồi Chè, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. |
|
Địa chỉ cơ quan giải quyết | ||
Lĩnh vực | Chăn nuôi | |
Cách thức thực hiện | - Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp; - Tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích; - Tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.langson.gov.vn |
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ | |
Thời hạn giải quyết |
|
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân | |
Kết quả thực hiện |
|
|
Lệ phí |
|
|
Phí |
|
|
Căn cứ pháp lý |
|
Bước 1. Nộp hồ sơ
Sau khi công trình, hàng mục công trình của dự án dự kiến được hỗ trợ hoàn thành; cá nhân, tổ chức, gửi 01 bộ hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề xuất hỗ trợ đầu tư tới Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Lạng Sơn địa chỉ số 02 phố Dã Tượng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công Lạng Sơn theo địa chỉ https://dichvucong.langson.gov.vn để được hỗ trợ:
(i) Sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Thực hiện xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi bao gồm đường trục chính nội đồng, thuỷ lợi, hệ thống tưới tiêu, điện, khu tập kết sản phẩm sau thu hoạch.
- Chi phí mua vật tư, thiết bị thu gom, đóng gói, vận chuyển, sơ chế, chế biến, bảo quản phụ phẩm công nghiệp, nông nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với dự án có tổng công suất sản xuất thiết kế đạt tối thiểu 100.000 tấn/năm.
- Kinh phí mua thiết bị từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với các dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm;
(ii) Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi: chi phí xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm;
(iii) Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi: chi phí mua sắn thiết bị công trình và thiết bị công nghệ chăn nuôi theo diện tích chuồng trại hiện có của cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải di dời;
(iv) Khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi: công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn.
Bước 2. Tiếp nhận, trả lời hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3. Thành lập Hội đồng nghiệm thu và tiến hành nghiệm thu
- Trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị nghiệm thu của tổ chức, cá nhân; Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Hội đồng nghiệm thu có đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và đại diện các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trong trường hợp cần thiết.
- Nội dung nghiệm thu: mức độ hoàn thành công trình, hạng mục công trình được hỗ trợ, tình trạng hoạt động của dự án, việc đáp ứng điều kiện hỗ trợ và mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 106/2024/NĐ-CP.
- Công trình, hạng mục công trình được hỗ trợ khi đáp ứng nguyên tắc hỗ trợ quy định tại Điều 4 Nghị định số 106/2024/NĐ-CP và các điều kiện, mức hỗ trợ tương ứng với đối tượng tại Điều 5, 6, 7 và 10 Nghị định này.
- Hội đồng nghiệm thu tổ chức kiểm tra thực địa dự án trong trường hợp cần thiết. Căn cứ nội dung nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu xác định công trình, hạng mục công trình được hỗ trợ, mức hỗ trợ và lập Biên bản nghiệm thu theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐ-CP trong thời hạn 20 ngày tính từ khi ban hành Quyết định thành lập Hội đồng.
Bước 4. Xem xét, ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư
Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày có Biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu, Sở Nông nghiệp và PTNT trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 5. Gửi Quyết định hỗ trợ đầu tư
Sở Nông nghiệp và PTNT gửi Quyết định hỗ trợ đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và tổ chức, cá nhân để thực hiện thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ.
- Văn bản đề nghị nghiệm thu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2024/NĐ-CP;
- Báo cáo kiểm toán độc lập đối với chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ của công trình, hạng mục công trình dự kiến được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 106/2024/NĐ-CP;
- Hồ sơ quyết toán công trình, hạng mục công trình dự kiến được hỗ trợ;
- Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh quý gần nhất trong trường hợp đang tiến hành sản xuất, kinh doanh.
File mẫu:
a) Điều kiện hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi:
- Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.
b) Điều kiện hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi:
Việc hỗ trợ được thực hiện sau khi cơ sở chăn nuôi đã hoàn thành việc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
c) Điều kiện hỗ trợ khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi:
Có chăn nuôi gia súc, gia cầm và xây dựng mới công trình khí sinh học đáp ứng đúng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xử lý chất thải chăn nuôi hoặc sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc xây dựng mới công trình khí sinh học, sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi.